0919 591 252 info@vhousetourism.vn

Đăng nhập

Đăng ký

Sau khi tạo tài khoản, bạn có thể theo dõi trạng thái thanh toán của mình, theo dõi xác nhận và bạn cũng có thể xếp hạng chuyến tham quan sau khi kết thúc chuyến tham quan.
Tên đăng nhập*
Mật khẩu*
Xác nhận mật khẩu*
Họ*
Họ*
Email*
Gọi điện*
Quốc gia*
* Tạo tài khoản có nghĩa là bạn đã ổn với Điều khoản dịch vụ tuyên bố về quyền riêng tư .

Đã là thành viên?

Đăng nhập
0919 591 252 info@vhousetourism.vn

Đăng nhập

Đăng ký

Sau khi tạo tài khoản, bạn có thể theo dõi trạng thái thanh toán của mình, theo dõi xác nhận và bạn cũng có thể xếp hạng chuyến tham quan sau khi kết thúc chuyến tham quan.
Tên đăng nhập*
Mật khẩu*
Xác nhận mật khẩu*
Họ*
Họ*
Email*
Gọi điện*
Quốc gia*
* Tạo tài khoản có nghĩa là bạn đã ổn với Điều khoản dịch vụ tuyên bố về quyền riêng tư .

Đã là thành viên?

Đăng nhập

Hát Chầu văn, đặc trưng nét Huế khó quên

Từ những làn điệu dân ca phía Bắc, người ta tạo ra một lối hát mới là Chầu Văn. Chầu văn là một thể loại nhạc mới nổi trong thế kỷ XVI sau hò, vè, lý nhạc Cung đình. Nhạc Chầu văn gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu mà dường như tách khỏi âm nhạc Huế.

Các thế hệ người Việt tiếp thu những giá trị văn hóa với tộc người phía Nam từ đó hình hành nét đặc trưng riêng của mình. Huế là kinh đô của cả nước, tập hợp nhiều sắc thái văn hoá đa dạng, âm nhạc nằm trong số đó trong khoảng thời gian thế kỷ XVI – XX.
Thường cung văn ngồi một bên, còn ngừoi hầu bóng (đệ tử thánh) ngồi trước bàn thờ. Cung văn hai bên là nhạc công tấu nhạc hoà cùng với ban phụ hoạ hát theo. Còn đệ tử thánh thì có thêm người phụ sửa soạn khăn áo, để khi thánh nhập vào họ thì trang phục ăn khớp với giá đồng. Người phụ việc lo các lễ vật dâng cúng để phát cho các người đến cung nghinh.
Từ những khổ thơ lục bát hoặc song thất lục bát thành nhạc điệu, nhạc Chầu văn được hình thành từ đó. Nội dung của nó ca tụng các vị Tiên – Thánh – Thần có công chống giặc ngoại xâm, giúp đỡ dân lành trong việc trồng trọt, chăn nuôi, và được thờ tự trong tính ngương thờ Mẫu. Chầu văn dùng cơ sở thang âm ngũ cung, thang âm cổ truyền từ xưa. Thang âm này mang tính chất ổn định và phụ thuộc vào giọng hát chuyển biến trong thang âm. Mang tính chất không ổn định vì phụ thuộc vào giọng hát, thủ thuật nhấn, rung, mổ của cung văn.
Nhịp điệu cũng là yếu tố tạo nên tính chất đặc trưng của Chầu văn. Phổ biến là nhịp 2/4, ngoài ra có nhịp 3/7 nhưng ít được sử dụng hơn. Những làn điệu chính gốc kết hợp với những thể biến cách, kế thừa trong làn điệu dân ca miền Bắc như Ta lý, hát Thương.
Người nghệ sĩ hát chầu văn phải tập luyện thường để có tiết mục đặc sắc
Người nghệ sĩ hát chầu văn phải tập luyện thường để có tiết mục đặc sắc
Trong những buổi hầu đồng, mỗi làn điệu được các tác giả tập hợp lại thành một liên khúc. Mỗi giá văn thường kèm một số hình thức diễn xướng phù hợp với từng bài Chầu văn. Dàn nhạc trong chầu văn cơ bản gồm có đàn Nhị, đàn Nguyệt, đàn Bầu, sáo, bộ gõ có phách, trống, sau này bổ sung thêm đàn Ghitar phím nhún. Nhưng tùy theo điều kiện kinh tế mà có thể có nhiều hơn hoặc ít hơn. Đôi khi người ta chỉ cần 3 nhạc cụ, đàn Nguyệt, phách, trống là có thể hát trong buổi hầu đồng. Cung văn (là những người hát văn, đánh nhac cụ) thường từ ba người trở lên, có sự phối hợp nhịp nhàng về giai điệu, tiết tấu giữa người hát với người chơi nhạc cụ.
Nghệ sĩ Xuân Hinh nhiệt huyết với Chầu Văn xứ Huế
Nghệ sĩ Xuân Hinh nhiệt huyết với Chầu Văn xứ Huế
Trong hát văn không đồng nhất về nhịp điệu, khi lên khi xuống, đang hát cao trào, sôi nổi bỗng nhiên hạ thấp xuống điều đó phụ thuộc vào người hầu đồng. Người cung văn phải toàn năng, biết kết hợp chuyển các điệu trên cây đàn để làm chỗ dựa cho giọng hát, giữ vững nhịp khi chuyển đoạn văn, sao cho khớp với một khổ phách và biết kéo dài đoạn gian tấu để cho giọng hát được nghỉ. Ông đồng, bà đồng có mối quan hệ tương hỗ với Cung văn. Trong buổi hầu đồng chỉ nhìn vào những ám hiệu bằng tay, những điệu múa, phục trang của người hầu cung văn có thể tấu lên những giai điệu phù hợp với giá đồng đó.
chầu văn huế
Chầu văn được đúc kết từ những nét văn hoá xưa của Huế
Cơ duyên tôi lên Điện Hòn Chén, gặp được bác Trần Văn Liêm là một trong những cung văn có tiếng ở Huế chia sẻ: “Bác theo hát Chầu văn này được hơn 30 năm rồi, gia đình bác là cha truyền con nối ngày xưa cha bác là nhac công trong Cung đình Huế sau này theo Chầu văn phục vụ hầu đồng. Cái nghề này phải gắn với chữ tâm, làm con hò con hát của Mẫu phải tận tình. Chầu văn Huế thường biểu diễn trước điện thờ ở các am, miếu và đặc biệt là Điện Hòn Chén. Nơi thờ nữ thần Thiên Y A Na và là địa điểm thường xuyên diễn ra các nghi thức hầu đồng, hằng năm với 2 dịp lễ hội lớn vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch.
chầu văn huế
Chầu Văn thường được biểu diễn vào những dịp lễ hội lớn
Nhạc Chầu văn tuy là thể loại gắn liền và có mối quan hệ chặt chẽ với tính ngưỡng thờ Mẫu nhưng vẫn không bị gò bó, phụ thuộc vào nghi lễ mà chứa đựng tính hồn nhiên, linh hoạt của âm nhạc dân gian. Đó là phong cách riêng mà không thể nhầm lẫn với bất cứ thể loại nào khác. Hát Chầu văn là loại hình vô giá cần được bảo tồn và phát huy để không bị mai một cùng tốc độ của thời gian. Nó là hình ảnh của văn hóa dân tộc mang nhiều màu sắc địa phương được kết tinh trong thời gian dài, biến động của lịch sử xã hội với tỉnh TT Huế nói riêng và cả nước nói chung.
Cần được bảo tồn và lưu giữ Chầu văn, đó không chỉ là một hình thức nghệ thuật mà còn là một nét đẹp văn hoá của người Việt
Cần được bảo tồn và lưu giữ Chầu văn, đó không chỉ là một hình thức nghệ thuật mà còn là một nét đẹp văn hoá của người Việt
Ngày nay, tại Huế thường xuyên tổ chức những buổi liên hoan nghệ thuật Chầu văn. Bạn nên một lần ghé Huế mộng mơ và thưởng thức những bài hát Chầu văn đặc sắc.

Theo Báo du lịch

Để lại một trả lời

Phản hồi gần đây

    EnglishVietnam